Bảo hiểm thất nghiệp huyện mê linh - Thắm Bưu Điện
Tôi tham gia BHXH tự nguyện vì muốn có lương hưu - một điểm tựa khi về già, phòng khi ốm đau có BHYT chi trả. Có, tôi muốn tham gia.

Thắm Bưu Điện.

Bảo hiểm thất nghiệp huyện mê linh

Cover Image for Bảo hiểm thất nghiệp huyện mê linh
Lỗ Long
Hồ Thị Thắm(Thắm Bưu Điện)
Đã đăng bởi Bưu điện xã Tự Lập

Nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp huyện Mê Linh, thành phố Hà Nội ở đâu? Thủ tục hưởng như thế nào? Bài viết dưới đây của Hồ Thị Thắm sẽ giải đáp thắc mắc trên:

Trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chưa có việc làm mà có nhu cầu hưởng trợ cấp thất nghiệp thì nộp hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp cho Trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.

Danh sách điểm tiếp nhận và trả kết quả giải quyết bảo hiểm thất nghiệp huyện Mê Linh bạn có thể đến:

Sàn dịch vụ việc làm vệ tinh Đông Anh
Địa chỉ: Thôn Bầu, xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Hà Nội (Trường Trung cấp kinh tế kỹ thuật Bắc Thăng Long) (xem bản đồ đường đi)
Điện thoại: 024.39.555.248; 024.666.38.148; 0948952951 (đ/c Bùi Thị An)
Email: [email protected]

Điểm dịch vụ việc làm vệ tinh Mê Linh
Địa chỉ: Xã Đại Thịnh, huyện Mê Linh, Hà Nội (Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao Mê Linh – Trung tâm hành chính huyện Mê Linh) (xem bản đồ đường đi)
Điện thoại: 024.32.161.578; 0978403421 (đ/c Lê Quang Sáng)
Email: [email protected]

Chuẩn bị hồ sơ

Để được hưởng bảo hiểm thất nghiệp thì người lao động cần phải chuẩn bị hồ sơ làm trợ cấp thất nghiệp. Căn cứ theo điều 26 Nghị định 28/2015/NĐ-CP về hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

  • Sổ bảo hiểm xã hội (bản gốc và đã được chốt thời gian tham gia trong sổ bảo hiểm xã hội)
  • Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm thất nghiệp. Đơn này người lao động có thể lấy mẫu tại trung tâm giới thiệu việc làm hoặc tải mẫu về.
  • Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau: Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động; Quyết định thôi việc; Quyết định sa thải; Quyết định kỷ luật buộc thôi việc; Thông báo hoặc thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc;…
  • Ngoài ra, khi đến nộp hồ sơ đăng ký bảo hiểm thất nghiệp người lao động cần chuẩn bị thêm 2 ảnh 3×4 hoặc 2 ảnh 4×6, bản sao chứng thực giấy chứng minh nhân dân/căn cước công dân và bản gốc để đối chiếu thông tin.

Giải quyết hồ sơ và trả kết quả

Sau khi nhận đủ hồ sơ giấy tờ cần thiết để làm bảo hiểm thất nghiệp, thì trong thời hạn 20 ngày làm việc, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm xem xét, xác định mức thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp và trình Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội xem xét quyết định. Trường hợp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp gửi theo đường bưu điện thì ngày nhận hồ sơ được tính là ngày chuyển đến ghi trên dấu bưu điện.

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ làm bảo hiểm thất nghiệp được mà người lao động chưa tìm được việc làm thì Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp. Người lao động nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm nơi làm thủ tục làm bảo hiểm thất nghiệp sau khi trung tâm dịch vụ việc làm thực hiện xác nhận về việc đã giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động vào sổ bảo hiểm xã hội và chụp sổ bảo hiểm xã hội để lưu hồ sơ.

Quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp được trung tâm dịch vụ việc làm gửi: 01 bản đến Bảo hiểm xã hội tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động; 01 bản đến người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Trường hợp người lao động không được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì trung tâm dịch vụ việc làm phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2023 là bao nhiêu tiền?

  • Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hằng tháng bằng 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp
  • Thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
  • Thời điểm hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính từ ngày thứ 16, kể từ ngày nộp đủ hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp.
  • Được hưởng chế độ bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng bảo hiểm thất nghiệp (điều 51 Luật việc làm 2013)
  • Được tư vấn, giới thiệu việc làm miễn phí (điều 54, Luật việc làm 2013)
  • Được hỗ trợ chi phí học nghề (điều 55, 56 Luật việc làm 2013)

Điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp:

Để được hưởng trợ cấp thất nghiệp thì người lao động phải đáp ứng điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp tối thiểu là 12 tháng, cụ thể:

Với hợp đồng lao động/hợp đồng làm việc không xác định thời hạn, hợp đồng xác định thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng thì cần đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.

Với hợp đồng theo mùa vụ hoặc hợp đồng dưới 12 tháng thì phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động.


Bạn có muốn chia sẻ bài viết này với người khác không?
Nếu thấy bài viết hay, đừng quên chia sẻ cho mọi người nhé!

Nhiều câu chuyện hơn