Lương hưu đều đặn và phần tiền từ “quỹ tuổi già” khiến tôi an tâm an hưởng tuổi già mà không phụ thuộc con cháu.
Bản chất của việc đóng BHXH là khi đi làm bớt lại một chút tiền lương để sau này về hưu, không làm ra tiền nữa hoặc làm rất ít vẫn có lương duy trì cuộc sống cơ bản, được chăm sóc y tế vì có thẻ mà không phải đóng BHYT.
Lương hưu tuy không nhiều nhưng cũng đủ để trang trải nhu cầu cơ bản của người già, và quan trọng là luôn có hằng tháng đến cuối đời. Trong suốt quá trình làm việc của tôi, khi đến nơi mới tôi bao giờ cũng quan tâm xem đơn vị đó đóng bảo hiểm ra sao, với mức nào.
Tôi đã từ chối một đơn vị tư nhân khi họ chỉ đóng BHXH với mức tương đương mức lương tối thiểu vùng, thấp hơn nhiều so với lương họ dự định trả tôi hằng tháng.
Tôi cho rằng mỗi người cần có ý thức chuẩn bị cho tuổi già, ví dụ đóng BHXH liên tục để có lương hưu, đó là bớt lại khi còn khỏe để sau này dùng khi về già. Đến một độ tuổi nào đó (ví dụ trên dưới 50 tuổi), cần chuẩn bị tài chính, tùy theo khả năng từng người, cho “quỹ tuổi già”, dùng bổ sung cho lương hưu. Nước chảy xuôi, ta cũng không nên mong chờ ở con cái nữa là tốt nhất.
Một điều tôi cho rằng, muốn có tương lai tương đối ổn sống ở tuổi già thì phải chuẩn bị kế hoạch từ trước, có lẽ bắt đầu từ tuổi trung niên còn làm việc được (lúc này gánh nặng nuôi dạy con cái đã giảm nhiều), trong đó tài chính là quan trọng, ngoài lương hưu.
Tính mức đóng và lương hưu dự tính: https://www.hotham.vn/tinh-muc-dong-va-luong-huu-du-tinh/