Nếu người lao động có thu nhập dư dả mà không thuộc diện đóng BHXH bắt buộc thì có thể tham gia BHXH tự nguyện để được hưởng các quyền lợi dưới đây:
Được hỗ trợ mức đóng
Ngoài việc được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp thu nhập của bản thân, người lao động đăng ký tham gia BHXH còn được nhà nước hỗ trợ thêm 1 phần kinh phí tham gia.
– Đối tượng là hộ nghèo được hỗ trợ 30% mức đóng thấp nhất: 1.500.000 x 22% x 30% = 99.000 đồng/tháng
– Đối tượng là hộ cận nghèo được hỗ trợ 25% mức đóng thấp nhất: 1.500.000 x 22% x 25% = 82.500 đồng/tháng
– Đối tượng khác được hỗ trợ 10% mức đóng thấp nhất: 1.500.000 x 22% x 10% = 33.000 đồng/tháng
Chế độ hưu trí
+ Lương hưu hàng tháng
Căn cứ Điều 73 Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định được lĩnh lương hưu hàng tháng. Số tiền lương hưu được tính dựa trên thời gian đóng và mức thu nhập mà người lao động đang đóng hàng tháng và được điều chỉnh theo chỉ số giá tiêu dùng.
+ Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu
Thời gian đóng BHXH tự hội nếu như vượt quá tỉ lệ hưởng tối đa, người lao động sẽ được trả thêm trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu.
+ Cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí
Ngoài lương hưu, người lao động còn được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, sử dụng đến hết đời (theo khoản 1 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP). Mức hưởng ghi trên thẻ là 95% (cao hơn so với nhiều đối tượng khác).
+ Tiền BHXH 1 lần
Người lao động đóng BHXH tự nguyện không có nhu cầu hưởng lương hưu hàng tháng có thể lãnh tiền 1 lần.
Chế độ tử tuất
Khi người lao động qua đời, chế độ này được chi trả cho thân nhân của người lao động gồm các quyền lợi sau:
– Trợ cấp mai táng = 10 lần lương cơ sở.
– Trợ cấp tuất 1 lần hoặc trợ cấp tuất hàng tháng.
Về khả năng rủi ro
Quỹ BHXH được hình thành từ sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao động và được bảo hộ bởi nhà nước nên không thể bị phá sản, đảm bảo chi trả các chế độ hưu trí và tử tuất cho người lao động.
Về lợi ích lâu dài
Nếu đóng BHXH để hưởng lương hưu khi về già thì mức lương hưu sẽ được điều chỉnh định kỳ theo tỉ số tiêu dùng của từng thời kỳ.
Thực tế gần như năm nào nhà nước cũng điều chỉnh tăng lương hưu với tỷ lệ dao động khoảng 7% đến hơn 10%. Nếu có tuổi thọ cao, tổng số tiền lương hưu mà người lao động nhận được là con số rất lớn.
Bên cạnh đó, trong thời gian hưởng lương hưu, người lao động còn được cấp thẻ BHYt với mức hưởng lên đến 95%. Khi mất, người thân được hỗ trợ chi phí mai táng và nhận trợ cấp tuất.
Những người đầu tiên được hưởng lương từ đóng BHXH tự nguyện
Không có công ăn việc làm ổn định, không làm việc tại DN nhưng nhiều người tại Nghệ An vẫn có lương hưu đều đặn hàng tháng, yên tâm hưởng tuổi già nhờ đóng BHXH tự nguyện. Việt Nam đã có những người đầu tiên được hưởng lương hưu dù không làm việc tại bất kỳ đơn vị nào. Tất cả là nhờ vào việc bà con tham gia hình thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An là địa phương trên cả nước có những người đầu tiên được hưởng lương hưu theo hình thức này. Những năm 1999 là thời kỳ chi hội nông dân phát triển mạnh. Nông dân khi ấy, ngoài trở thành hội viên, còn được tham gia bảo hiểm nông dân với mức đóng 20.000 đồng/tháng. 10 năm sau, mô hình hội nông dân tan rã, số tiền bảo hiểm nông dân chuyển sang hình thức bảo hiểm xã hội tự nguyện. Trong xã, hàng trăm người xin rút, chỉ còn đúng 3 người tiếp tục tham gia. Niềm tin càng được củng cố khi trên toàn huyện Hưng Nguyên hiện đã có 76 hưởng lương hưu bằng hình thức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.