💬Đừng Bỏ Qua! Hướng Dẫn Chi Tiết Về Mức Đóng và Mức Hưởng BHXH Tự Nguyện 2024. 👉Truy cập miễn phí ngay hôm nay.

Thắm Bưu Điện VHX Tự Lập.

Phương thức đóng BHXH tự nguyện

Phương thức đóng BHXH tự nguyện
Đăng bởiBảo hiểm xã hội tự nguyện

Căn cứ pháp lý: – Luật BHXH số 58/2014/QH13 ngày 20/11/2014 – Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện. – Thông tư số 01/2016/TT-BLĐTBXH ngày 18/2/2016 của Bộ Lao động Thương binh và xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH tự nguyện.

I. Đối tượng tham gia

1. Người tham gia BHXH tự nguyện là công dân Việt Nam từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.

2. Cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến bảo hiểm xã hội tự nguyện.

II. Mức đóng

1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn.

2. Mức thu nhập tháng do người tham gia BHXH tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng. Thực hiện kể từ ngày 01/01/2016.

3. Mức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hằng tháng theo quy định nhân với 3 đối với phương thức đóng 3 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 6 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

4. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau (chẵn 12 tháng) nhưng không quá 5 năm 1 lần được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

5. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Mục II được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

6. Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm mà trong thời gian đó Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.

7. Người tham gia BHXH tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 3 tháng hoặc 6 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:

    – Thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc;

    – Hưởng BHXH một lần;

    – Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.

III. Phương thức đóng

1. Người tham gia BHXH tự nguyện được chọn một trong các phương thức đóng sau đây để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất:

    1.1. Đóng hằng tháng;

    1.2. Đóng 3 tháng một lần;

    1.3. Đóng 6 tháng một lần;

    1.4. Đóng 12 tháng một lần;

    1.5. Đóng một lần cho nhiều năm về sau nhưng không quá 5 năm 1 lần;

    1.6. Đóng một lần cho những năm còn thiếu đối với người tham gia BHXH đã đủ điều kiện về tuổi để hưởng lương hưu theo quy định nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm (120 tháng) thì được đóng cho đủ 20 năm để hưởng lương hưu.

2. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội đã đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định mà thời gian đã đóng BHXH còn thiếu trên 10 năm nếu có nguyện vọng thì tiếp tục đóng BHXH tự nguyện theo một trong các phương thức quy định tại các Điểm 1.1, 1.2, 1.3, 1.4 và 1.5 Khoản 1 cho đến khi thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 10 năm thì được đóng một lần cho những năm còn thiếu để hưởng lương hưu theo quy định tại Điểm 1.6 Khoản 1 Mục này.

3. Người tham gia BHXH tự nguyện được thay đổi phương thức đóng hoặc mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH tự nguyện sau khi thực hiện xong phương thức đóng đã chọn trước đó.

IV. Thời điểm đóng

1. Thời điểm đóng BHXH đối với phương thức đóng quy định như sau:

    – Trong tháng đối với phương thức đóng hằng tháng;

    – Trong 03 tháng đối với phương thức đóng 03 tháng một lần;

    – Trong 04 tháng đầu đối với phương thức đóng 06 tháng một lần;

    – Trong 07 tháng đầu đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

2. Thời điểm đóng BHXH đối với trường hợp đóng một lần cho nhiều năm về sau hoặc đóng một lần cho những năm còn thiếu quy định tại Điểm 1.5 và Điểm 1.6 Khoản 1 Mục II được thực hiện tại thời điểm đăng ký phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng.

3. Quá thời điểm đóng BHXH theo quy định tại Khoản 1 Mục này mà người tham gia BHXH tự nguyện không đóng BHXH thì được coi là tạm dừng đóng BHXH tự nguyện. Người đang tạm dừng đóng BHXH tự nguyện, nếu tiếp tục đóng thì phải đăng ký lại phương thức đóng và mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng BHXH với cơ quan BHXH. Trường hợp có nguyện vọng đóng bù cho số tháng chậm đóng trước đó thì số tiền đóng bù được tính bằng tổng mức đóng của các tháng chậm đóng, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ BHXH bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

V. Quyền lợi khi tham gia

Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng các chế độ sau:

    1. Chế hộ hưu trí;

    2. Trợ cấp BHXH 1 lần    

    3. Chế độ tử tuất


Thêm nhiều câu chuyện khác

Hướng dẫn chi tiết tham gia BHXH tự nguyện cùng Thắm BHXH

Hướng dẫn chi tiết tham gia BHXH tự nguyện cùng Thắm BHXH

Bạn đang muốn bảo vệ tương lai và an tâm về cuộc sống sau này? Hãy tham gia BHXH tự nguyện ngay hôm nay! Dưới đây là hướng dẫn chi tiết giúp bạn hiểu rõ hơn về cách thức tham gia: 1. Hồ sơ cần chuẩn bị: 2. Lựa chọn mức đóng: 3. Hình thức […]

Luật BHXH 2024: Cập nhật ngay chế độ thai sản, lương hưu và các quyền lợi mới cho người tham gia BHXH tự nguyện

Luật BHXH 2024: Cập nhật ngay chế độ thai sản, lương hưu và các quyền lợi mới cho người tham gia BHXH tự nguyện

Luật Bảo hiểm xã hội số 41/2024/QH15 được Quốc hội khoá XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 cuối tháng 6 vừa qua, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025 với nhiều thay đổi quan trọng, đặc biệt là đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bài viết này sẽ […]